CHUYỆN CƯỜI PHẬT GIÁO

TÔI LÀ AI?

Chuyện xảy ra tại phi trường Cincinnati, Ohio.  Mọi người đang xếp hàng tại quầy giao dịch chờ đến phiên mình.  Một người đàn ông xuất hiện đi thẳng đến quầy, đưa  giấy đặt chỗ lên bàn mà không xếp hàng theo thứ tự.

Cô nhân viên nhã nhặn, " Thưa ông, mọi người đang xếp hàng chờ. "  Ông ta nói, " Không không, tôi đang gấp rút lắm. " Cô nhân viên nói, " Mọi người đang xếp hàng đây cũng gấp gáp như ông.  Ông cũng đi trong chuyến bay nầy mà.  Xin làm ơn xếp hàng theo thứ tự. "

Người đàn ông lộ vẻ khó chịu và to giọng, " Cô có biết tôi là ai không?"  Cô nhân viên quầy nhìn thẳng vào ông ta rồi nhấc micro lên và nói, " Người đàn ông nầy không biết ông ta là ai.  Có thể ai đó giúp ông nầy được không?"

CÁI GÌ ĐÂY?

Trận Thiền chiến nầy đã xảy ra hơn 40 năm rồi giữa ngài SEUNG SAHN (Aug-1st-1927 --- Nov-30th-2004), một Thiền sư Hàn Quốc thời cận đại, và ngài KALU RINPOCHE (1905 --- May-10th-1989), một đại sư lỗi lạc người Tây Tạng.

Mặt đối mặt,  ngài Seung Sahn lôi ra một quả cam từ trong tay nải, dí thẳng vào ngài Kalu và to giọng, "cái gì đây?" Ngài Kalu mặt không đổi sắc và tay vẫn điềm tĩnh lần chuỗi hạt.

"Cái gì đây?" Một lần nữa, Seung Sahn bứt bách, dí quả cam sát mặt Kalu hơn.

Mọi người mong đợi là Kalu sẽ phản đòn bằng ngôn ngữ hay bộ tịch của Thiền.  Trái lại, Kalu quay sang sư thông dịch đi cùng và thì thầm:

 "Ngài Kalu muốn biết rằng,  Chuyện gì với ông vậy?  Bộ từ đó đến giờ ông chưa từng thấy trái cam bao giờ sao?"

TẮM BÙN

Một bệnh nhân đến với nhà Sư tâm sự:  " Bác sĩ nói con bị ung thư giai đoạn cuối và sẽ không còn bao lâu nữa.  Xin Sư cho con vài lời. "

" Ồ vậy sao?  Vậy ông hãy đi tắm bùn đi, " nhà Sư trả lời.
Ông ta tỏ vẻ mừng rỡ,  " Thật sao Sư? "  " Tắm bùn sẽ chữa được bệnh của con?"  Ông ta hỏi.

" Không," nhà Sư trả lời,  " Tắm bùn là để cho ông làm quen với sự ngột ngạt và ẫm ướt khi ông được chôn dưới đất. "

PHÂN THÁNH

Thuở xưa thời đức Phật, trong hàng đệ tử của Ngài có vị trí tuệ siêu phàm, và cũng có vị vô cùng tục phàm.

Lúc đó, khi chưa có hệ thống thoát nước hay toilet thì các vị mỗi buổi sáng đi vệ sinh trong một cái thùng rồi đem thùng phân đó đi chôn.

Một sáng nọ, do vì một lý do mất chánh niệm nào đó, vị nầy thay vì đem thùng phân đi chôn thì lại hất thùng phân qua hàng rào bờ tường.

Cùng lúc đó một người thương buôn quần áo tề chỉnh đang đi vào kinh thành gặp nhà vua để thảo luận một vụ  mua bán.  Không may, thùng phân đó lại đổ dính lên đầy người ông ta.

Trong cơn bão giận, sẵng cây đuốt trên tay, ông ta xăm xăm đi vào thiền viện và nói sẽ thiêu rụi cái thiền viện vô ý thức nầy mới được. Rất may là người gát cổng đã vô cùng lanh trí chận ông ta lại.

" Ông đi đâu? "

" Tôi sẽ đốt rụi cái thiền viện vô duyên nầy.  Tôi đang vào kinh gặp đức Vua và rồi nó ra như thế nầy. " Ông ta bực bội hét toán lên.

" Ồ, đây là dấu hiệu may mắn cho ông đấy.  Đây không phải là phân thường,  mà là phân THÁNH đấy.  Cứ về tắm rửa, thay đổi xiêm y và đi gặp nhà Vua.   Rồi ông sẽ thấy đây là điềm lành.

Nghe lời khuyên,  ông ta về và làm y như vậy.  Quả nhiên, ông đã được một vố thương lượng vô cùng tốt đẹp.  Tin là thật, ông ta đã truyền rao rằng ai muốn được vận may,  hãy đi quanh bờ rào thiền viện,  có khi phân THÁNH đổ lên đầu thì đó là điềm tốt lành.

Sự kiện đến tai đức Phật.  Với thần thông quảng đại,  Ngài đã biết tất cả mọi việc.  Và từ đó, giới luật #311 được đặt ra là:  Không được vứt đồ ô uế qua hàng rào bờ tường.

VẬT THỂ TỨC KHÔNG

Một nhà sư Bắc tông đang khất thực trong một thị trấn.  Không may là từ sáng đến giờ sư vẫn chưa được bố thí gì và rất đói bụng.

Một vài người mách bảo sư là gần đây có nữ tín đồ thuần thành và là chủ nhân của nhà hàng đó.  Vốn hiểu Phật Pháp thâm sâu cho nên cô ta ra điều kiện là phải ban bố cho cô ta một bài Pháp thuyết phục và sau đó sẽ được cúng dường.

Nghe vậy, nhà Sư tìm đến nhà hàng và bước vào trong lúc cô chủ đang tiếp thực khách.

"Ồ Sư,  xin mời vào, kính thỉnh Sư ban cho con một thời Pháp." Cô chủ tiệm ân cần.

"Nầy, nghe," nhà Sư trịnh trọng.  "Vật thể tức không, không tức vật thể," Sư nói.

" Sadhu, Sadhu, Sadhu.  Quả thật vi diệu.  Kính thỉnh Sư an tọa và xin cho con được cúng dường bữa trưa."  Cô chủ nhà hàng reo mừng.   

Lát sau, tự tay cô bê mâm lên và mâm được bao phủ bởi một miếng vải lụa vàng tuyệt đẹp và cung kính dâng lên nhà Sư.

"Kính thỉnh Sư. "  Nữ chủ nhân ân cần.

Giở tấm vải lụa vàng ra,  nhà Sư vô cùng sửng sốt .  Trong mâm đầy đủ tất cả đĩa bát muỗng đũa, nhưng không có một miếng thức ăn nào cả.   Ngạc nhiên, nhà Sư quay lại nhìn cô.

Với tất cả thành kính, cô thưa, " Thưa, Sư vừa dạy con: Vật thể tức không, không tức vật thể.  Thì mời Sư thọ dụng: Thức ăn tức không, không tức thức ăn.  Mô Phật."


BAN PHƯỚC

Một người đàn ông bị bệnh nặng được đưa đến nhà thương và bác sĩ tuyên bố ông không còn sống bao lâu.  Hai tháng trôi qua, chết thì ông không chết, nhưng bệnh vẫn nặng như cũ.  Quá mệt mỏi, vợ ông ta không thèm đến thăm ông nữa và nhà thương cũng bỏ mặc ông và đẩy ông ra nằm ngoài hành lang vì không có tiền chữa trị.  Hai tháng nữa trôi qua, ngày nào ông cũng nghĩ mình sẽ chết nhưng lại không,  cho đến một hôm ông chợt CHỨNG ĐẮC một cái gì đó và rồi bạo bệnh biến mất và ông luôn ở trong hĩ lạc.

Vợ con đã từ bỏ ông lâu rồi,  cho nên ông đi bán rau cải kiếm sống độ thân.

Một ngày kia,  một nhà sư đi ngang nhìn ông và biết ông đã là người đắc quả nhưng cũng ngạc nhiên sao ông lại ở đây bán rau cải.  Nhà sư trò chuyện: "Ông làm gì ở đây?  Sao lại buôn bán rau cải?  Tôi biết ông là người khác phàm mà?"

Cười khà khà, ông trả lời: "Tôi ở đây vừa bán rau cải và vừa chúc phước lành cho mọi người bị bạo bệnh bốn tháng như tôi."

LÒNG DŨNG CẢM 

ba nhà Sư hợp lại và luận bàn thế nào là dũng cảm.  Nhà sư thứ nhất khoe khoang, "Học trò của tôi rất dũng cảm và không bao giờ cải lời tôi."  Vừa nói xong ông gọi một người đệ tử đến và ra lệnh; "Nhảy vào đống lửa và đứng đó trong 10 giây cho ta."  Người học trò làm theo lệnh và kết quả là hai chân bị phỏng.  Nhà sư thứ hai quan sát và chỉ lắc đầu, "Như vậy mà dũng cảm gì?"  Và gọi một người đệ tử đến và ra lệnh, "Hãy leo lên tháp bảy tần và nhảy xuống cho sư phụ."  Người học trò đáp vâng và làm theo.  Kết quả là người học trò về cõi bên kia. 

Nhà sư thứ ba chẫm rãi nói, " Không ăn thua gì.  Các ông xem nè." Nói xong ông ra lệnh cho một người đệ tử đứng gần đó: " hãy tự móc mắt và chặt đôi chân của mình,  sau đó hãy tự mổ bụng cho sư phụ," Ông ra lệnh. 

Người học trò nhìn ông từ tốn đáp: " lão trọc ngu xuẩn kia.  Chắc chắn là tôi sẽ không làm những gì ông vừa bảo. "  Nói xong người đệ tử bỏ đi.  Nhà sư thứ ba cười khà khà và quay qua hai nhà sư kia và nói: " Đấy,  đấy mới chính là lòng dũng cảm. "

TRÊN CẢ CHƯ PHẬT 

Một lão sư trụ trì kia rất thích học trò tán dương mình.  Một ngày nọ rảnh rỗi, lão tập trung tất cả môn đệ lại để nghe họ tán dương mình.  Lần lượt,  mỗi người một cách thay phiên nhau ca tụng lão.  Chỉ còn một học trò cuối cùng đang ngủ gà ngủ gật là chưa xưng tụng ông ta thôi. 

Một huynh đệ kế bên thấy vậy liền thúc chỏ cho anh ta tỉnh ngủ. "Nói gì đi.  Đến phiên huynh rồi kìa. "  

Trong cơn nữa tỉnh nữa mê,  anh ta réo to lên; "Mô Phật,  thầy là bật xuất phàm. Kể cả chư Phật ba đời hợp lại cũng không bằng được.  Sadhu, sadhu, sadhu." 

Lão sư trụ trì đỏ mặt tía tai.  Mặc dù rất thích học trò tán dương mình, nhưng cái nầy thì quá quắt đi thôi.  Từ thẹn đến giận,  lão quát lên; " Đồ láo xược.  Không coi Tam Bảo ra gì. Phạt con mai đi cuốc đất, đổ phân và không cho ăn gì cả ngày. "

Gã đệ tử bình tỉnh trả lời; "Mô Phật, thưa sư phụ, con nói đâu có sai.  Chư Phật ba đời không thể phạt con như vậy.  Nhưng thầy lại được.  Vậy thầy trên cả chư Phật là đúng rồi!"

THẾ GIAN KẼ Ở NGƯỜI ĐI 

Vì ganh tị, chú sư đệ muốn làm hại sư huynh cho thỏa cơn sân.  Một ngày nọ cơ hội đến, nhân lúc sư huynh bị cảm và được sư phụ dạy nấu cháu cho sư huynh và chú đã bỏ nhiều, nhiều, rất nhiều ớt vào tô cháo. 

Để chắc ăn là mình đã bỏ ớt cay đủ độ,  chú nếm một thìa thử và kết quả là mặt đỏ tía tai, nước mắt ràn rụa.  

Đại sư huynh ngạc nhiên khi thấy chú vừa đem cháo lên vừa khóc. 

"Việc gì vậy đệ?" Sư huynh hỏi.   "Em nhớ sư thúc.  Hồi nhỏ sư thúc cũng nấu cháo cho em như vầy,  bây giờ người đi rồi,  hic hic."  Sư em trả lời. 

"Có sanh có tử mà.  Em đừng buồn.  Đưa cháo đây." Vừa nói, sư huynh cũng ăn liền thìa cháo đầu tiên và kết quả là nước mắt tuôn trào như suối vì cay.

"Ồ! Sư huynh cũng buồn thương nhớ sư thúc như đệ sao?" Gã sư đệ hí hửng vì trả thù được. 

"Đúng rồi.  Sư huynh buồn nhớ sư thúc.  Và càng buồn hơn nữa là người đã đi rồi mà còn để sư đệ lại đây."